Đi quảng châu lấy hàng |
Phóng viên Tuổi Trẻ đã đến thành phố Quảng
Châu (Trung Quốc) - nơi được xem là trung tâm cung ứng hàng hóa thuộc
loại lớn nhất nhì châu Á - để tìm hiểu đường đi của hàng hóa Trung Quốc
về VN.
TT - Trải qua một hành trình không có gì khó khăn,
phóng viên Tuổi Trẻ đã đến tận từng khu chợ đầu mối ở “kinh đô hàng hóa”
Quảng Châu (Trung Quốc) để tìm hiểu về những “chiêu” đánh hàng từ đó về
Việt Nam.
Theo hướng dẫn của người bán hàng, hàng hóa được đóng
gói gửi về VN an toàn, nhanh và không mất một cân nào. Trong ảnh: hàng
hóa được đóng gói tại chợ Trạm Tây - Ảnh: LÊ NAM
|
Biển quảng cáo các dịch vụ cho khách VN ở khách sạn Đông Thánh (Quảng Châu) |
Suýt nữa chúng tôi phải tốn 35 tệ (1 tệ = gần 2.600
đồng) cho 20 km từ cửa khẩu Hữu Nghị tới thị trấn Bằng Tường (Trung
Quốc) nếu không kịp nghe lời mời của một cô gái Trung Quốc nói tiếng
Việt rất sõi: “Mời mấy anh lên xe về Bằng Tường miễn phí!”. Sau này
chúng tôi mới biết mọi dịch vụ vận chuyển, đi lại... ở Trung Quốc đều có
thể đặt chỗ trước từ VN.
Xe thả khách xuống trạm xe tại thị trấn Bằng Tường.
Ai cũng mang theo một túi hàng và còn nhiều hàng nữa trong thùng xe -
Ảnh: Lê Nam
|
Trạm trung chuyển “nóng”
Trên xe 16 chỗ ngồi đã có sẵn ba khách: hai nữ, một
nam. Họ nói tiếng Hoa với nhau vài câu rồi cô gái ngồi trước quay sang
làm quen. “Các anh định đi đâu?” - Minh, cô gái trẻ dẫn đầu nhóm ba
người đi buôn hàng, hỏi chúng tôi. Một cô trong nhóm buột miệng: “Hay là
rủ các anh đi Thái Bình với mình luôn. Tụi em cũng định đi thử đến đó
lấy hàng xem sao”. Hóa ra mọi việc chúng tôi chuẩn bị cho sự khó khăn
khi sang Trung Quốc chỉ bằng thừa, bởi từ Hà Nội chỉ cần nhấc điện thoại
đã có xe của các nhà xe Trung Quốc đón tận nhà và đưa lên cửa khẩu Hữu
Nghị. Nếu là nhóm năm người trở lên sẽ được đón miễn phí ngoài giờ đón
cố định. Từ đó, sau thủ tục xuất nhập cảnh, bước qua khỏi vòm Hữu Nghị
quan, xe trung chuyển sẽ mở rộng cửa chào đón. Và mươi phút sau khách đã
có mặt tại thị trấn biên giới mang tên Bằng Tường.
Tại Bằng Tường, nhiều người Trung Quốc có thể nói được
lơ lớ tiếng Việt để cung cấp địa chỉ quán ăn, thực đơn, bán vé… cho
khách VN sang. Thậm chí quán ăn VN tại đây còn có số điện thoại để khách
hàng trước khi sang biên giới có thể gọi điện thoại (số đăng ký VN) đặt
cơm do đầu bếp VN nấu theo khẩu vị của người Việt.
Những khách hàng không biết tiếng Hoa có thể gọi điện
sang cho các “tai” (hướng dẫn viên nói tiếng Việt) thông báo trước ngày
giờ sang, yêu cầu của chuyến đi, thậm chí nếu cần “tai” sẽ đến đón khách
ở tận cửa biên giới và đi cùng khách hàng đến khách sạn cho đến khi
khách về VN.
Chúng tôi trả 250 tệ/vé (sau này chúng tôi mới biết nếu
mua vé khứ hồi tại VN sẽ rẻ hơn được 70 tệ/chuyến) cho chuyến khởi hành
lúc 20g30 (tức 19g30 giờ VN) từ Bằng Tường đi Quảng Châu. Tất cả giỏ,
vali hành lý của khách sẽ được dán mã số, nhà xe giữ miễn phí ngay trong
phòng chờ. Hãng xe mà chúng tôi lên là “xe nhà Phi”, ở đây có ít nhất
5-7 nhà xe phục vụ tuyến đường này.
Mỗi tối mỗi nhà xe có 2-3 chuyến xe đi quảng châu xuất bến từ Bằng
Tường, đến Quảng Châu vào đầu giờ sáng và ngược lại từ Quảng Châu về
cũng trong đêm để tiết kiệm thời gian cho người buôn hàng. Xe có sức
chứa 40 người nhưng được tận dụng tối đa, khi cần thiết khách có thể
trải mền nằm ngay trên sàn xe. Vì vậy quãng đường gần 900km từ Bằng
Tường về Quảng Châu, đối với nhiều người buôn hàng, gần hơn rất nhiều.
Hành khách nhận lại hành lý tại trạm xe Việt Tú Nam (Quảng Châu) để chuẩn bị đến mua hàng tại “kinh đô hàng hóa” - Ảnh: Lê Nam
|
Những người “đánh hàng”
Chuyến xe chúng tôi đi chở 40 khách, hầu hết là người
Việt. Anh nằm giường kế bên chúng tôi tên Tâm, làm quản lý tour của một
công ty du lịch khá lớn, công việc hằng ngày của anh kết thúc vào trưa
thứ bảy cũng là lúc anh ngồi vào chuyến xe lên Lạng Sơn rồi thẳng đến
Bằng Tường. Anh phụ với gia đình mua bán phụ tùng ôtô từ Trung Quốc. Tâm
sẽ có một ngày chủ nhật trọn vẹn ở các chợ phụ tùng ôtô tại Quảng Châu,
sau đó ngay trong tối chủ nhật lên xe về lại VN cho kịp buổi làm chiều
thứ hai. Mỗi tuần như vậy anh mua hàng chục bao hàng linh kiện ôtô và
cho người chuyển về Hà Nội không lâu sau khi anh về đến nơi.
Minh, vừa tốt nghiệp thạc sĩ một chương trình đào tạo
liên kết của Úc, hằng tháng có vài ngày sang Quảng Châu “đánh hàng” cho
shop thời trang của mình và hàng mỹ phẩm cho shop của mẹ. “Trước bố mẹ
tôi đi hàng mỗi tuần 5-7 bao, nhưng có thấm gì so với các cô ở Hàng
Ngang, Hàng Đào thời bố mẹ tôi làm đã đi 70 bao/tuần!”, Minh nói.
Trong chuyến đi này chúng tôi gặp 5-6 bạn trẻ là sinh
viên. Có người đang học tiếng Hoa, có người không cần biết tiếng Hoa do
có sẵn “tai” của gia đình từ thời bố mẹ còn đi buôn. Đạt, 19 tuổi, sinh
viên năm 2 ngành công nghệ thông tin, cho biết đã cùng chúng bạn đi buôn
khi còn học lớp 12. Mỗi lần “ăn hàng” của Đạt khoảng vài chục vạn tệ.
Mùa đông, dịp gần tết cứ vài ngày Đạt qua lại một lần.
Phía trước gần sau lưng tài xế, hai chị em nhà Kim Em
đang dọn chỗ nằm. Kim Em cho chúng tôi hay trung bình bốn tuần cô đi bảy
bao hàng (mỗi bao khoảng 100kg). Trong chuyến về từ Quảng Châu, xe
chúng tôi còn có thêm một số nhân vật trong giới ca nhạc ở Hà Nội như
hai chị em ca sĩ X.N., M.Q… cũng đi “đánh hàng”. Chúng tôi thử nhẩm tính
trung bình mỗi xe có 30 khách đi lấy hàng, mỗi khách mang sang Trung
Quốc vài chục triệu đồng VN, có khoảng 10 nhà xe chạy từ Bằng Tường lên
như thế mỗi đêm thì lượng tiền, hàng từ Trung Quốc đổ về VN mỗi ngày sẽ
là một con số không nhỏ.
Hơn 7g30, xe dừng ở bến Việt Tú Nam - nằm gần khu trung
tâm thành phố Quảng Châu, nơi tập trung hầu hết các xe từ vùng biên
giới VN - Trung Quốc. Mọi người lấy lại vali của mình, tủa đi lấy hàng
ngay lập tức. Ra khỏi bến xe, Minh hỏi bốn tài xế đứng gần đó có thể
thuê xe cả ngày đi Thái Bình, cả bốn người đều nói họ đang bận chở
khách. Minh quyết định về khách sạn lấy phòng rồi sẽ tính tiếp. Cùng
Minh, chúng tôi kéo vali đi bộ chừng 10 phút về khách sạn Garden Inn nằm
trên đường Yanjiang Dong.
Theo Minh khách sạn này là “được nhất” trong những
khách sạn mà cô đã ở trong gần hai năm lấy hàng ở Quảng Châu, thậm chí
cô còn có thẻ hội viên của khách sạn này để có được giá bằng 1/3 so với
giá phòng của chúng tôi. Đứng cạnh chúng tôi ở quầy tiếp tân có ba
người, trong đó có một “tai”. Minh nhanh nhảu hỏi anh “tai” làm thế nào
để thuê xe đi Thái Bình lấy hàng vì cô nghe nói ở đó có nhiều hàng làm
theo kiểu Hàn Quốc đang khá thịnh hành ở VN.
“Chẳng ở đâu có hàng nhiều, rẻ như ở Quảng Châu, đến đó
làm gì tốn tiền, mất thời gian”, anh “tai” độp lại ngay. Minh chần chừ
tí chút rồi quyết định gửi hành lý lại khách sạn, sau đó ghé vào khu chợ
Thập Tam Hàng chuyên bán đồ nữ. Chợ mở cửa từ 5 giờ sáng.
Hành trình “đánh hàng” của Minh bắt đầu.
LÊ NAM - TIẾN HÙNG
Có dịp mình sẽ đi một chuyến xem sao, đúng các mặt hàng của mình rồi: đồng phục | áo thun | áo khoác | áo sơ mi | Mũ nón | Ba lô, túi xách
Trả lờiXóaVợ chồng mình ở bên quảng châu, cung cấp xỉ hàng giày dép và túi xách về việt nam. ai có nhu cầu thì liên hệ nhé. mail : ntgiang.hk@gmail.com
Trả lờiXóaEm vô mail của chị không được
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaCác tu the quan he bang mieng an toan và cách giúp bạn làm tình lâu xuất tinh nhất. Nam giới xuất tinh nhiều có bị đau lưng không là câu hỏi thường xuyên. Và xuat tinh nhieu lan trong ngay co hai gi khong cũng như
Trả lờiXóaquan hệ xuất tinh ra ngoài có thai không
chuyển hàng taobao giá rẻ
Trả lờiXóavận chuyển hàng hóa từ quảng châu về việt nam
chuyên vận chuyển hàng từ quảng châu về việt nam
dịch vụ chuyển hàng từ quảng châu về hà nội
chuyển hàng từ taobao về việt nam
ship hàng taobao hà nội
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaCho e ccin sdft ak
Trả lờiXóa